ANGIOTENSIN II : Co mạch cực mạnh, tồn tại trong máu chừng 2 phút, có tác 2 tác dụng chính làm tăng HA
(1)/_ Co mạch nhanh chóng và mạnh mẽ lên các tiều Đông mạch, co tĩnh mạch có mức độ --> tăng sức cản ngoại vi --> HA bình thường
(2)/_ Giảm bài xuất muối nước --> thể tích dịch ngoại bào tăng --> HA tăng dần từ từ hàng giờ, hàng ngày
Ứng dụng :
Bệnh nhân mất máu nặng, đặc biệt trong sốc tuần hoàn có thể được cứu sống nhờ hệ renin-angiotensin do tác dụng gây co mạch cấp tính.
Tuy nhiên, tác dụng (2): tác dụng dài hạn mạnh hơn so với tác dụng (1): tác dụng co mạch cấp tính
Angiotensin trong tác dụng (2):
_ TÁC DỤNG TRỰC TIẾP LÊN THẬN : Giữ muối và nước
_ TÁC DỤNG LÊN VỎ THƯỢNG THẬN : Tiết ALDOSTERON làm tăng tái hấp thu muối nước ở ống thận
Cơ chết Điều hòa huyết áp Thận-Thể dịch (Phụ)
Khi cơ thể có dịch ngoại bào nhiều quá
HA tăng trực tiếp tác dụng lên thận --> Bài niệu do áp suất và bài xuất Natri do áp suất
Bài niệu do áp suất (hiện tượng cơ bản để Điều Hòa HA ) : HA chỉ cần tăng vài mm Hg thì lượng nước bài xuất qua thận có thể tăng gắp đôi để điều chình lại.
Bài xuất Natri do áp suất : quá trình trên cũng đồng thời làm muối bài xuất theo.
* Bệnh tăng HA do dịch ngoại bào (Tăng HA do gánh nặng thể tích )
Bệnh này là do tích tụ quá nhiều dịch ngoại bào trong cơ thể
*Bệnh Aldosteron (u vỏ thượng thận) : tiết nhiều aldosteron gây ứ muối nước là bệnh trên.
An Nhiên
(Dựa theo Sinh Lý Học Tập 1 ĐH Y Hà Nội )
Huyết áp thấp hiện tại cực kì phổ thông, nó có thể xuất hiện ở cả người lớn tuổi và người trẻ tuổi. Nếu tìm ra và chữa trị không kịp thời, bệnh áp huyết thấp có thể để lại rất nhiều những biến chứng nguy hại đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Chính vì thế, điều trị khỏi căn bệnh huyết áp thấp là vô cùng cần thiết. Xem thêm: https://suckhoevadoisonghangngay.blogspot.com/2017/12/chua-tri-benh-ap-huyet-thap-bang-cach-nao.html
Trả lờiXóa